Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Nhận biết Nguyên nhân - Dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ em

Bệnh chàm da ở trẻ hay còn gọi là viêm da ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp hiện nay, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ khiến các mẹ lo lắng. Nhiều mẹ hiện còn chưa hiểu rõ về bệnh chàm ở trẻm, thường chỉ nghĩ đây là tình trạng da trẻ bị tổn thương nhẹ. Tuy nhiên nếu không nắm rõ về bệnh có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn gây nên những biến trứng sau này. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm ở trẻ em qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

benh-cham-o-tre-em

Bệnh chàm da tình trạng da nổi mụn nước, thường xuất hiện trước khi bé 5 tuổi. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có xu hướng nổi ở má và da đầu, sau đó lan đến cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Sau khi bé một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…

Nhận biết dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo đánh giá có đến khoảng 20% số trẻ em mắc bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, có đến 65% trẻ sơ sinh mắc bệnh và đối với trẻ dưới 5 tuổi con số này là 90%. Cũng khá giống với những triệu chứng bệnh chàm ở người lớn, ở trẻ bệnh gây nên những tổn thường cho da khiến da trẻ nổi mẩn đỏ li ti sau đó lớn dần thêm, da trẻ trông khô đóng vảy và dày hơn.

trieu-chung-benh-cham-o-tre-em

Bệnh nếu không được điều trị xớm, bệnh kéo dài có thể khiến vùng da bị bệnh có màu sậm hơn so với các vùng da bình thường khác. Đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm cũng như gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ và có thể tự khỏi sau một hai tuần. Tuy nhiên do triệu chứng chính của bệnh là ngứa ngáy và khó chịu, nếu nặng có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ da cho trẻ mà mẹ nên có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.

trieu-chung-benh-cham-o-tre-em

Bệnh phát triển theo từng giai đoạn và có những dấu hiệu riêng biệt khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Bệnh bắt đấu xuất hiện với tình trạng hồng ban trên da và cảm giác ngứa ngáy.
  • Giai đoạn 2: Vùng da mắc bệnh bắt đổi nổi mụn nước.
  • Giai đoạn 3: Tiết dịch và đóng vảy.
  • Giai đoạn 4: Tình trạng bong tróc vảy xuất hiện.
  • Giai đoạn 5: Dầy da và lặn đi.

Các mẹ nên chú ý, triệu chứng ngứa ngáy thường đi kèm xuyên xuất trong thời gian bệnh phát triển từ khi bệnh khởi phát cho đến khi khỏi. Do đó mẹ nên hạn chế để trẻ cào gãi nhiều trên da gây trầy xước, nên cắt ngắn móng tay của trẻ. Chàm da ở trẻ nhỏ có thể chia làm hai cấp độ chính là cấp tính và mãn tính. Mẹ nên nhận biết rõ triệu chứng của bệnh nhằm xớm có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ

Bệnh chàm không lây nhiễm, tuy nhiên nó lại là bệnh có tính di truyền rất lớn. Trong gia đình nếu có người trước đó mắc bệnh thì nguy cơ con cháu đời sau cũng mắc bệnh theo là rất cao.

nguyen-nhan-benh-cham-o-tre-em

Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh trước đó thì con cái sinh ra chắc chắn cũng sẽ mắc chàm theo. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân nhỏ khác góp phần gây nên bệnh chàm ở trẻ nhỏ như:
  • Rối loạn những hoạt động bên trong cơ thể như rối loạn thần kinh, nội tiết, bài tiết, tiêu hóa, sự thay đổi của cơ thể khi trẻ phát triển,....
  • Trẻ còn nhở nên sức đề kháng còn yếu kèm theo đó là chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không cân bằng, thiếu hụt các loại vitamin cần thiết cũng như dư thừa chất đạm,...
  • Một vài dị nguyên bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với da trẻ gây nên dị ứng như chăn màn, quần áo, khăn,... Trẻ cũng có thể bị dị ứng khi ăn phải một số thức ăn lạ như tôm, cua, cá biển,....
Yếu tố di truyền có thể khó có thể phòng ngừa, nhưng mẹ cũng có thể hạn chế khả năng trẻ mắc bệnh thông qua việc chăm sóc trẻ hàng ngày, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Chúc mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ và sức khỏe gia đình thành công.

Xem thêm: Trẻ bị chàm da nên ăn gì và không nên ăn gì? Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét