Sức Khỏe Gia Đình

Các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe là điều mà ai ai cũng muốn. Sức khỏe gia đình 2019 là nơi chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình cho bạn mỗi ngày.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Bệnh chàm da kiêng ăn gì? Điều trị trị bệnh chàm hiệu quả

Như các bạn cũng đã biết trong bài trước, nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm da một phần là bởi thức ăn gây nên. Có rất nhiều loại thực phẩm khi ăn vào khiến cho da bị kích ứng dị ứng.

benh-cham-da-kieng-an-gi

Đối với những người mắc bệnh bệnh chàm da thì thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ trong hiệu quả điều trị bệnh. Vậy bệnh chàm da kiêng ăn gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Các loại thực phẩm bệnh chàm da nên kiêng

Muối và thực phẩm chứa nhiều đường

Khi bệnh mới khởi phát đang trong giai đoạn cấp tính, nếu người bệnh có biện phát điều trị hiệu quả sẽ có thể chữa bệnh khỏi nhanh hơn. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh thì bệnh nhân nên giảm lượng đường và muối trong bữa ăn hàng ngày. Da trở nên nhạy cảm, dễ mẫn cảm và kích ứng nếu lượng đường và muối trong máu cao ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh chàm da.

benh-cham-da-kieng-an-muoi-va-duong

Rất nhiều các loại thức ăn cần phải hạn chế như thức ăn chứa nhiều đường gồm có kẹo, mật ong, sữa, đường tinh, chocolate, bánh kem,... Ngoài ra thì cũng cần tránh xa đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,....

Bệnh chàm da nên kiêng ăn hải sản

Trong hải sản đều chứa một lượng muối nhất định, hơn nữa hải sản còn là một nguyên nhân gây dị ứng cho da mà người bị bệnh chàm da cần tuyệt đối tránh xa. Hải sản có vỏ như tôm, của, ốc,... hay bạch tuộc, mực, cá biển,... mặc dù là món ngon tuy nhiên nó chỉ khiến cho các triệu chứng của bệnh phát triển nhanh hơn, khiến cho việc điều trị bệnh thêm khó khăn.

benh-cham-da-kieng-an-hai-san

Thực phẩm giàu đạm

Trong giai đoạn bị bệnh chàm da mà bổ sung quá nhiều đạm sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Rất nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều dạm như: thịt gà, thịt bò, trứng, lạp xưởng, phomai,... mà người bệnh nên kiêng nếu muốn bệnh nhanh khỏi.

benh-cham-da-kieng-thuc-pham-giau-dam

Thực phẩm họ đậu

Đậu phộng, đầu nành, ngô, lúa mì,... đều là thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.

Bệnh chàm da kiên thực phẩm có chất kích thích

Thực phẩm có chứa chất kích thích không chỉ ảnh hưởng xấu đến cho dạ dày mà nó cũng ảnh hưởng một phần đến tình trạng bệnh chàm da. Rất nhiều các loại thực phẩm có chất kích ứng mà người bệnh nên kiêng như đồ cay nóng hay các gia vị nóng tiêu, ớt,.... Một số thức uống cũng cần hạn chế trong giai đoạn này như rượu bia, cafe, trà,...

benh-cham-da-kieng-thuc-pham-kich-thich

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh chàm da kiêng ăn gì? Có thể các loại thực phẩm này không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn mắc bệnh, tuy nhiên nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều trị bệnh.

Xem thêm: Trẻ bị chàm da nên ăn gì và không nên ăn gì? Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô | Thuốc điều trị chàm khô hiệu quả

Bệnh chàm da là bệnh da liễu thường gặp hiện nay, bệnh tìu vào triệu chứng cũng như vị trí xuất hiện bệnh mà được chia thành những loại khoác nhau. Chàm khô cũng là một trong những loại chàm da mà chúng ta thường gặp. Chàm khô xuất hiện thường bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau với những triệu chứng khô da, nứt nẻ da, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên ngân và cách điều trị chàm khô qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đây là bài viết tóm tắt một số thông tin về bệnh chàm khô, https://benhcham.info/benh-cham-kho/ là nơi sẽ cung cấp đầy đủ nhất thông tin về căn bệnh này cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Tương tự như bệnh chàm nói chung, nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô thường bởi yếu tố cơ địa nhạy cảm cùng với những dị nguyên và lối sống sinh hoạt thường ngày.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-kho

Yếu tố di truyền, cơ địa
  • Tiền sử gia đình người bệnh có người thân tiền sử mắc bệnh chàm.
  • Cơ địa của bệnh nhân nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với những chất thông thường.
  • Do rối loạn nội tiết và chức năng hoạt động của những hệ thống bộ phận bên trong cơ thể như rối loạn hệ bài
  • tiết, hệ tiêu hóa, rối loạn chức năng vận mạch,...
  • Người bệnh từng mắc phải một số bệnh như viêm đại tràng, hen suyễn, viêm gan, viêm xoang,...
Yếu tố sinh hoạt hàng ngày
  • Da của người bệnh thường xuyên tiếp xúc với những dị nguyên gây kích ứng cho da như hóa chất tẩy rửa có trong xà phòng, xi măng, phân bón hóa học,...
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, không đúng cách.
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê,...
  • Ăn nhiều gia vị cay hoặc các loại thực phẩm cay, nóng, kích thích.

Nhận biết dấu hiệu bệnh chàm khô

Chàm khô thường phát triển theo 3 gia đoạn với những triệu chứng chính như:
  • Giai đoạn cấp tính: Vùng da mắc bệnh nổi mẩn đỏ, phù và xuất hiện mụn nước.
  • Giai đoạn bán cấp: Da hết đỏ, mụn nước sau khi chảy nước bắt đầu khô chuyển sang giai đoạn nứt nẻ.
  • Giai đoạn khô da (mãn tính): Da bắt đầu khô lại nhanh hơn, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bị nứt nẻ, trường hợp nặng có thể chảy máu.
trieu-chung-benh-cham-kho

Thuốc điều trị chàm khô

Hiện các nhà khoa học chưa nghiên cứu điều chế ra loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh chàm, việc điều chính hiện nay là ngăn chặn các triệu chứng của bệnh. Các bạn có thể tùy vào giai đoạn cấp độ của bệnh mà có những loại thuốc điều trị phù hợp dưới đây:
  1. Giai đoạn cấp tính: Bôi tại chỗ vùng da mắc bệnh bằng dung dịch sát trùng.
  2. Giai đoạn bán cấp: Sử dụng thuốc bôi dạng kem với thành phần có chứa corticoid với hàm lượng thấp. Nhưng chỉ nên sử dụng trong khoản thời gian ngắn từ 7 - 10 ngày.
  3. Giai đoạn khô da: Sử dụng những loại thuốc bôi làm mềm và chống khô da.
Trường hợp người bệnh cảm thấy ngứa nặng nên sử dụng thêm thuốc có tác dụng chống ngứa. Sử dụng thuốc giải mẫn cảm, vitamin C giúp ngăn ngừa những yếu tốt gậy bệnh. Với ưu điểm nhanh chóng trong việc điều trị, các bạn có thể an tâm sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định nhằm điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Nhận biết Nguyên nhân - Dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ em.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Bệnh chàm da là gì? Khi mắc bệnh chàm phải làm sao?

Chàm da là bệnh viêm da dị ứng vùng thượng bì, bệnh hiện đang thuộc vào top trong những căn bệnh da liễu thường gặp hiện nay. Được biết, chàm da hay viêm da đều không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh, tuy nhiên do những triệu chứng của bệnh gây nên gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. https://benhcham.info/ xin được gửi đến các bạn một số thông tin cần thiết về bệnhj chàm để có cho mình cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm da là gì?

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì bệnh chàm da có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân thường gặp nhất như sau:

Yếu tố di truyền: Trong gia đình của người bệnh người thân có tiền sử mắc bệnh chàm da, viêm da thì khả năng trẻ bị chàm là rất cao.

benh-cham-da

Yếu tố cơ địa người bệnh:
  • Người bệnh bị rối loạn chức năng hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, bài tiết, tiêu hóa,... gây nên.
  • Người bệnh mắc phải một vài bệnh mà gây nên như: viêm tại, viêm xoang, suyễn, viêm đại tràng, viêm gan,....
Yếu tố dị nguyên:
  • Bản chất nghề nghiệp thường xuyên để da phải tiếp xúc với các hóa chất gây nê bệnh như: thuốc nhuộn, sơn xe, xi năng, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,...
  • Tiếp xúc hàng ngày với các đồ dùng có khả năng gây nên bệnh như: chăm màn, giày dép, quần áo, các loại kem - sữa dưỡng tắm, kem cạo râu,...
  • Dị ứng do ăn phải thức ăn lạ, hoặc các loại thức ăn dễ gây kích ứng như: cả biển, hải sản có vỏ, trứng, sữa,...
Ngoài da, do sức đề kháng của cơ thể yếu, chế độ ăn uống không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, thiếu vitamin hay dinh dưỡng hoặc an nhiều quá một loại thực phẩm nào đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-da

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm

  • Ngứa: Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên kèm theo những thương tổn trên da. Do ngứa mà người bệnh khi càng gãu sẽ khiến bệnh kéo dài, gây trầy xước dẫn đến bệnh thêm trầm trọng hơn. Với những người mắc bệnh vào mua lạnh thì tình trạng ngứa có thể nặng hơn và đặc biệt ngứa về đêm.
  • Sẩn đỏ nổi mụn nước: Tại vùng da người bệnh bắt đầu nổi lên các mụn đỏ, những đám sẩn cùng mụn nước có chứa chất dịch trong. Người bệnh dần dần cảm thấy nóng rát và ngứa ngáy dữ dội tại vùng da mắc bệnh.
  • Chảy dịch và đóng vảy tiết: Sau một khoảng thời gian bệnh phát triển, những đám mụn nước trên bắt đầu có dấu hiệu chảy dịch có thể tự vỡ hoặc do tác động từ bên ngoài. Mụn nước chảy dịch có thể lây lan sang các vùng da lành khác khi người bệnh gãi.
  • Bong tróc da: Sau khi những đám mụn nước chả dịch khô lại đóng vảy được thời gia thì xuất hiện tình trạng bong tróc da, da người bệnh trẻ nên nhẵn và gơi cứng. Trường hợp người mắc bệnh chàm mãn tính thì những triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại rất bất tiện cho người bệnh.
trieu-chung-benh-cham-da

Khi mắc bệnh chàm phải làm sao?

Khi nhận thấy da có những triệu chứng bất thường, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được các bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, khi tại nhà các bạn cũng nên chú ý một số điều dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh cách tốt nhất.
  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, trong trường hợp cần tiếp xúc thì nên đeo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ. 
  • Sử dụng các loại kem, sữa tắm, mỹ phẩm uy tín phù hợp với da. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa nhiều thành phần dễ gây kích ứng cho da.
  • Tránh ăn những món lạ, hải sản hay những đồ cay nóng cũng cần hạn chế.
  • Không nên lạm dụng thuốc điều trị trị bệnh chàm da. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh chàm da được biết đến là một trong các bệnh da liễu khó chữa và rất dễ tái phát lại. Nhưng nếu bạn kiên trì điều trị, có phương án chữa bệnh hiệu quả và sinh hoạt hàng ngày ở nhà tốt có thể điều trị bệnh chàm da triệt để. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Xem thêm: Trẻ bị chàm da nên ăn gì và không nên ăn gì? Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Nhận biết Nguyên nhân - Dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ em

Bệnh chàm da ở trẻ hay còn gọi là viêm da ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp hiện nay, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ khiến các mẹ lo lắng. Nhiều mẹ hiện còn chưa hiểu rõ về bệnh chàm ở trẻm, thường chỉ nghĩ đây là tình trạng da trẻ bị tổn thương nhẹ. Tuy nhiên nếu không nắm rõ về bệnh có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn gây nên những biến trứng sau này. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm ở trẻ em qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

benh-cham-o-tre-em

Bệnh chàm da tình trạng da nổi mụn nước, thường xuất hiện trước khi bé 5 tuổi. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có xu hướng nổi ở má và da đầu, sau đó lan đến cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Sau khi bé một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…

Nhận biết dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo đánh giá có đến khoảng 20% số trẻ em mắc bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, có đến 65% trẻ sơ sinh mắc bệnh và đối với trẻ dưới 5 tuổi con số này là 90%. Cũng khá giống với những triệu chứng bệnh chàm ở người lớn, ở trẻ bệnh gây nên những tổn thường cho da khiến da trẻ nổi mẩn đỏ li ti sau đó lớn dần thêm, da trẻ trông khô đóng vảy và dày hơn.

trieu-chung-benh-cham-o-tre-em

Bệnh nếu không được điều trị xớm, bệnh kéo dài có thể khiến vùng da bị bệnh có màu sậm hơn so với các vùng da bình thường khác. Đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm cũng như gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ và có thể tự khỏi sau một hai tuần. Tuy nhiên do triệu chứng chính của bệnh là ngứa ngáy và khó chịu, nếu nặng có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ da cho trẻ mà mẹ nên có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.

trieu-chung-benh-cham-o-tre-em

Bệnh phát triển theo từng giai đoạn và có những dấu hiệu riêng biệt khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Bệnh bắt đấu xuất hiện với tình trạng hồng ban trên da và cảm giác ngứa ngáy.
  • Giai đoạn 2: Vùng da mắc bệnh bắt đổi nổi mụn nước.
  • Giai đoạn 3: Tiết dịch và đóng vảy.
  • Giai đoạn 4: Tình trạng bong tróc vảy xuất hiện.
  • Giai đoạn 5: Dầy da và lặn đi.

Các mẹ nên chú ý, triệu chứng ngứa ngáy thường đi kèm xuyên xuất trong thời gian bệnh phát triển từ khi bệnh khởi phát cho đến khi khỏi. Do đó mẹ nên hạn chế để trẻ cào gãi nhiều trên da gây trầy xước, nên cắt ngắn móng tay của trẻ. Chàm da ở trẻ nhỏ có thể chia làm hai cấp độ chính là cấp tính và mãn tính. Mẹ nên nhận biết rõ triệu chứng của bệnh nhằm xớm có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ

Bệnh chàm không lây nhiễm, tuy nhiên nó lại là bệnh có tính di truyền rất lớn. Trong gia đình nếu có người trước đó mắc bệnh thì nguy cơ con cháu đời sau cũng mắc bệnh theo là rất cao.

nguyen-nhan-benh-cham-o-tre-em

Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh trước đó thì con cái sinh ra chắc chắn cũng sẽ mắc chàm theo. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân nhỏ khác góp phần gây nên bệnh chàm ở trẻ nhỏ như:
  • Rối loạn những hoạt động bên trong cơ thể như rối loạn thần kinh, nội tiết, bài tiết, tiêu hóa, sự thay đổi của cơ thể khi trẻ phát triển,....
  • Trẻ còn nhở nên sức đề kháng còn yếu kèm theo đó là chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không cân bằng, thiếu hụt các loại vitamin cần thiết cũng như dư thừa chất đạm,...
  • Một vài dị nguyên bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với da trẻ gây nên dị ứng như chăn màn, quần áo, khăn,... Trẻ cũng có thể bị dị ứng khi ăn phải một số thức ăn lạ như tôm, cua, cá biển,....
Yếu tố di truyền có thể khó có thể phòng ngừa, nhưng mẹ cũng có thể hạn chế khả năng trẻ mắc bệnh thông qua việc chăm sóc trẻ hàng ngày, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Chúc mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ và sức khỏe gia đình thành công.

Xem thêm: Trẻ bị chàm da nên ăn gì và không nên ăn gì? Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Trẻ bị chàm da nên ăn gì và không nên ăn gì? Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ

Không chỉ ở người lớn, bệnh chàm ở trẻ em cũng gây nên những ảnh hưởng khó xấu đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Việc điều trị bệnh cho trẻ vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên mẹ có biết một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm ở trẻ sơ sinh đến từ thức ăn.

benh-cham-o-tre-em
Vậy trẻ bị chàm nên ăn gì và không nên ăn gì nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây của chúng tôi, mẹ nhớ theo dõi đầy đủ để áp dung cho trẻ nhà mình.

Trẻ bị chàm da nên ăn gì?

Hippocrates đã từng nói một câu:" hãy để thức ăn là một bài thuốc của con người". Quả thực đúng như vậy, hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giúp làm dịu đi những triệu chứng nổi lên khi trẻ mắc bệnh. Khi trẻ đã bắt đầu đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ nhằm giảm thiếu tối đa khả năng phát triển của bệnh chàm.
  • Các loại cá béo: Cá có tác dụng ngăn ngừa bệnh chàm hiệu quả, nếu mẹ lo lắng về hàm lượng thủy ngân có trong cá có thể lựa chọn các loại cá như cá mòi và cá thu. Cá là thực phẩm có thể được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ từ 6 tháng trở lên. Nhưng mẹ nên lưu ý, không nên cho trẻ ăn các loài động vật có vỏ bởi đây được cho là nguyên nhân dẫn đến dị ứng ở trẻ.
  • Thực phẩm có màu: có rất nhiều loại thực phẩm có màu trong thực vật, các loại thực phẩm này có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng và viêm. Mẹ nên trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe của trẻ lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa ngăn ngừa tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm lên men: Một số loại thực phẩm lên men như nấm sữa kefir, kimchi, sữa chua và dưa bắp cải,... đều có công dụng giúp thúc đẩy đường ruột phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng phát triển bệnh chàm. Các bác sĩ chuyên khóa đã đưa ra lời khuyên nên cho trẻ ăn sữa chua từ khoảng 7 thấng tuồi, tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ sử dụng sữa chua loại hữu cơ không đường.
  • Nước: Mặc dù không phải là một loại thức ăn, tuy nhiên đảm bảo lượng nước trong cơ thể lại là một điều cực kỳ quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh chàm. Trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ chỉ cần đảm bảo trẻ được bú hàng ngày đầy đủ. Phần lớn trẻ uống sữa công thức là đã được hấp thụ nước đầy đủ.
tre-bi-cham-nen-an-gi

Lưu ý: Nhiều trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, bởi vậy mẹ có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm này cũng giúp trẻ ngăn ngừa khả năng mắc bệnh chàm.

Bệnh chàm ở trẻ em thì không nên ăn gì?

Song song với các loại thực phẩm tốt giúp cải thiện bệnh chàm thì cũng có một số thực phẩm khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những thực phẩm thường hạn chế cho trẻ ăn khi bị chàm như:
  • Sữa bò: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng chàm da, một số thực phẩm phổ biến khác thường gặp hàng ngày gồm có: đậu nành, trứng, gluten, các loại hạt, cá và hải sản có vỏ.
  • Đường tinh luyện: Mong rằng mẹ không để trẻ ăn đường chế biến!
  • Bánh mì trắng cùng những chế phẩm được chế biến từ bột tinh chế bởi các loại thực phẩm này chỉ nên sử dụng cho trẻ trong lứa tuổi mới biết đi, không nên cho trẻ sơ sinh ăn.
tre-bi-cham-khong-nen-an-gi

Ngăn ngừa khả năng trẻ mắc bệnh chàm như thế nào?

Thật buồn khi phải nói không thể chắc chắn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh chàm là 100% bời yếu tốt di truyền  là nguyên nhân rất lớn có tác động đến khả năng trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp ngăn ngừa khả năng mắc bệnh chàm ở trẻ như:
  • Tránh nóng cho trẻ và và hạn chế để trẻ đổ mồ hôi.
  • Chú ý đến móng tay của trẻ, nên cắt ngắn để hạn chế việc trẻ cào gãi làm da bị trầy xước.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng mát, chất liệu nên là cotton hữu cơ.
  • Không nên để trẻ sử dụng các loại sản phẩm có hương nước hoa bao gồm cả kem dưỡng ẩm hoặc bột giặt có chứa thành phần hương hoa.
  • Tất nhiên nên để trẻ tránh xa với khói thuốc lá.
Trên đây là những điều cần biết về thực phẩm cho trẻ bị bệnh chàm mà mẹ nên ghi nhớ để điều trị bệnh cách tốt nhất cho trẻ. Chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất vẫn luôn là mong muốn của rất nhiều các bà mẹ Việt Nam. Chúc các bạn thành công!