Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Cùng tìm hiểu bệnh án tiêu chảy cấp ở trẻ em trong thời buổi hiện nay

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời điều trị triệt để có khả năng dẫn đếm nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để trẻ bị táo bón kéo dài cơ thể hấp thụ kém chất dinh dưỡng khiến cơ thể dễ suy nhược giảm miễn dịch. 

Quá trình chăm sóc cũng như điều trị cho trẻ không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, để có được phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả thì các mẹ cần phải trang bị cho mình đầy đủ những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, triệu chứng nhằm có nhận biết cũng như có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Triệu chứng bệnh án tiêu chảy cấp ở trẻ em

Sau đây là những dấu hiệu thường gặp để mẹ nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

Tiêu chảy: Đây chắc chắn là biểu hiện hàng đầu dễ nhận thấy khi trẻ bị tiêu chảy cấp với các biểu hiện chính như đi phân lỏng, nhiều nước, đi ngoài nhiều lần từ 10 – 15 lần/ ngày, phân có thể nhầy nhầy, mùi chua, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

benh-an-tieu-chay-cap-o-tre-em
Một số triệu chứng tiêu chảy cấp mà mẹ nên lưu ý
Trẻ biếng ăn, kém ăn: Thường nhận thấy khi bắt hoặc sau khi trẻ đã bị tiêu chảy nhiều ngày, bé thường từ chối những món thông thường ngay cả những món trẻ yêu thích, nhiều trẻ có thể chỉ muốn uống nước.

Buồn nôn, nôn ói : Tình trạng có thể xuất hiện đầu tiên trong trường hợp bởi Rota hoặc bởi tụ cầu, trẻ có thể nôn liên tục hoặc chỉ vài lần trong một ngày, điều này làm cho cơ thể của trẻ bị mất nước, clo và H +.

Mất nước: Khi trẻ xuất hiện tình trạng nôn nhiều hoặc tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước cùng chất điện giải. Mẹ cần chú ý nhận biết những biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy trên 6 lần một ngày, đi ngoài phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù lượng nước không đủ dẫn đến nguy cơ mất nước toàn thân trẻ tăng thêm

benh-an-tieu-chay-cap-o-tre-em

Tinh thần: Trẻ bị tiêu chảy thường có dấu hiệu khó chịu, vật vã, quấy khóc. Trẻ thường mệt lả, hôn mê li bì nếu để tình trạng trẻ mất nước nặng hoặc trẻ bị sốt bởi giảm khối lượng tuần hoàn.
Khát nước: Cũng có thể tùy vào mức độ tiêu chảy của mỗi trẻ mà có các dấu hiệu khác nhau.

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trẻ tiêu chảy thường bị mất nhiều nước, nên mẹ chú ý bổ sung nước điện giải bằng cách uống, dùng ống thông mũi- dạ dày hoặc tiêm truyền qua tĩnh mạch.

Một vài dung dịch mẹ có thể cho trẻ uống: ORS 1 gói pha cùng với 1 lít nước sôi để nguội rồi cho uống hết trong vòng một ngày. Nếu không có sẵn gói Oresol, mẹ có thể dùng 8 thìa cà phê đường (40g) cùng 1 thìa cà phê muối (3,5g) pha với 1 lít nước hay sử dụng bột gạo nấu thành nước cháo: 5 thìa canh bột gạo 50g; 1 thìa cà phê muối 3,5g đung sôi 2-5 phút với 1 lít nước. Mẹ nên cho thêm một vài thìa nước quả vào cháo nhằm bổ sung kali cho trẻ.

benh-an-tieu-chay-cap-o-tre-em
Bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ trong thời gian trẻ bị tiêu chảy
Một vài dung dịch tiêm truyền cho trẻ: glucoza 5%, huyết thanh 9, lactat Ringer…

Dinh dưỡng: Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Ngay sau khi bổ sung nước điện giải cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Đối với các trẻ nuôi thường xuyên sử dụng sữa bò thì sau khi được bù đủ nước điện giải, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hay cho trẻ ăn sữa pha với oresol (2/3 ORS pha với 1/3 sữa). Dần dần trẻ có thể ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ đã khỏi bệnh, hàng ngày mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa trong một tuần nhằm lấy lại sức.

Kháng sinh: chỉ nên cho trẻ sử dụng trong một số trường hợp: sunphamethoxazole , ampicillin hoặc acid nalidicique…

Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy cấp là tình trạng bệnh rất dễ  mắc phải đặc biệt trong đó là trẻ em, do đó trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẹ cần có các phương phòng ngừa hiệu quả như sau:
  • Trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng đầu cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Chế độ ăn uống của trẻ phải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là đối với thời tiết nắng nóng vào những mùa hè càng khiến cho trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cấp. Thực hiện nguyên tác ăn chín - uống sôi, lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên cho trẻ ăn đồ ăn để lâu ngày.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, tránh xa các nguồn nước bẩn, những nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Chú ý tiêm  phòng định kì cho trẻ, tiêm phòng những loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Dạy cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo nhà tiêu hợp vệ sinh, không để phóng uế bừa bãi.
  • Để trẻ tránh xa các khu vực có dịch hay tiếp xúc với người đang bị bệnh tiêu chảy cấp.
benh-an-tieu-chay-cap-o-tre-em
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ nên áp dụng phòng ngừa cho trẻ
Trên đây là một số kiến thức bổ ích về bệnh án tiêu chảy cấp ở trẻ em mà các mẹ nên lưu ý ghi nhớ. Khi đã nắm rõ những thông tin về bệnh thì chắc chắn sẽ có được những phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả phải không nào. Hãy là một người mẹ am hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình ngay từ hôm nay nào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét